Dell Remote Access Controller hoặc DRAC là một nền tảng quản lý ngoài băng tần trên một số máy chủ của Dell. Nền tảng có thể được cung cấp trên một thẻ mở rộng riêng biệt hoặc được tích hợp vào bảng chính; khi được tích hợp, nền tảng được gọi là iDRAC.
Đối với hầu hết các model của Power Edge Server thế hệ thứ 12 của Dell thì đều có tích hợp iDRAC (Integrated Dell Remote Access Controller), tính năng này dùng để điều khiển máy tính tắt mở từ xa thông qua LAN hoặc VPN, ngoài ra còn có khả năng kiểm tra theo dõi hoạt động của các thành phần trên Server, troubleshoot trong trường hợp Server bị lỗi trong quá trình POST. Đây là tính năng rất hữu ích đối với IT nhưng không phải ai cũng biết đến.
Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn mọi người các bước thiết lập ban đầu để Remote và các tính năng của iDRAC, sau khi đã làm quen thì mọi người có thể tìm hiểu kỹ hơn.
1.Cấu hình iDRAC.
Khởi động Server, ở màn hình khởi động khi hiện lên dòng Ctrl+E thì mọi ngưởi nhấn tổ hợp phím “Ctrl +E” để vào cấu hình IP cho iDRAC.
Trong Menu chính:
– NIC selection: chọn Shared.
– Lan Parameter : Vào Ethernet IP Address để cấu hình địa chỉ IP cho iDRAC (IP, Subnet, Gateway), lưu ý IP này trùng với Subnet LAN trong mạng đang sử dụng và IP này chưa sử dụng cho máy nào. Ở mục Lan User Configuration mọi người có thể rename của user và đặt password khác nếu muốn, mặc định của User là “root”, password là “calvin”.
Xong các bước trên mọi người nhơ save lại trước khi thoát ra. Vậy là đã hoàn tất bước cấu hình.
Trong trường hợp bạn thay đổi password root của iDRAC nhưng không nhớ thì có thể chọn Reset to Default để reset lại password, khi này các thông tin cấu hình (IP Addr, username, password) sẽ trở về tình trạng ban đầu khi chưa setup.
2.Sử dụng iDRAC.
– Mở web browser và nhập vào IP của iDRAC. Ở đây IP của mình là 198.168.1.111.
– Màn hình đăng nhập:
– Ở màn hình chính mọi người có thể xem được thông tin về Server(Model, BIOS version…), thông tin của các phần cứng (FAN, CPU, PSU…).
- Để Shutdown, Restart hoặc Power On thì mọi người vào Tab Power và chọn các option tương ứng rồi nhấn Apply.
- Ở Tab log: có thể xem các even log của Server, khi các Log này bị đầy thì đôi lúc Server sẽ báo lỗi, do đó có thể chon Save Log và sau đó Clear Log để có thể theo dõi các file log trong quá trình troubleshoot nếu sau này Server có xảy ra lỗi.
– Trong phần Log có một phần rất hay đó là Boot Capture: phần này có chức năng ghi lại màn hình quá trình từ lúc khởi động đến lúc vào OS, điều này giúp cho IT có thể nhận biết được các thông báo lỗi ở màn hình DOS nếu Server không thể vào OS và yêu cầu nhấn F1 tiếp tục hoặc F2 để vào Setup để có thể hướng dẫn từ xa. Ở đây ta chọn Boot Capture muốn xem và nhấn Play.
– Ở mục Last Crash Screen: sẽ lưu lại màn hình bị dump của Server nếu có lỗi, cái này phục vụ cho việc troubleshoot nếu OS hay phần cứng bị lỗi mà không có mặt IT lúc xảy ra lỗi.
Việc tuân thủ đầy đủ quy trình Dịch vụ bảo trì nâng cấp máy chủ sẽ hạn chế phát sinh lỗi và nâng cao hiệu suất của máy chủ.
Khi chọn mua máy tính bộ Dell Inspiron 3030T, nên chú ý đến các yếu tố như cấu hình phù hợp với nhu cầu, khả năng nâng cấp và chế độ bảo hành từ nhà sản xuất.
Với thiết kế dạng rack 1U, R650xs tối ưu hóa không gian dữ liệu mà vẫn đảm bảo sức mạnh xử lý và lưu trữ, cùng SSN tham khảo báo giá máy chủ dell tại đây.
Giải pháp sao lưu và khôi phục máy chủ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu và đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống.
Lợi ích cụ thể mà giải pháp camera giám sát từ xa mang lại là gì, và tại sao ngày càng nhiều người tin tưởng sử dụng, đón đọc tại bài viết ngay dưới đây.
MST/ĐKKD/QĐTL: 0305449167
Trụ Sở Doanh Nghiệp: 344 Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận, Quận 7, Tp. HCM
Email: info@sieuthimaychu.vn | Điện Thoại: (028) 73073776